Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

4 sai lầm khi tắm gây hại trầm trọng cho da





Không ít người lại mắc những sai lầm trầm trọng khi tắm dẫn đến làm hại cho làn da, ví dụ như khô hoặc bong da…



Bạn nghĩ rằng tắm rửa đơn giản là việc chà xát cơ thể bằng xà phòng/sửa tắm rồi xả sạch, lau khô. Thực tế, quy trình có thể chỉ là như vậy nhưng không ít người lại mắc những sai lầm trầm trọng khi tắm dẫn đến làm hại cho làn da, ví dụ như khô hoặc bong da…



Tiến sĩ Heather Woolery-Lloyd, người đồng sáng lập Trung tâm chăm sóc da Specific Beauty và Tiến sĩ Heidi Waldorf, giám đốc Trung tâm Y khoa Mount Sinai ở Thành phố New York cùng thống nhất 4 sai lầm khi tắm vòi hoa sen như sau:



1. Tắm nước ấm, nóng quá lâu





sai lầm trầm trọng khi tắm 1




Vào bất kì mùa nào trong năm, tắm nước ấm giúp bạn cảm thấy thư giãn khi mệt mỏi hoặc sau một ngày làm việc căng thẳng. Đặc biệt, vào mùa lạnh, nhiều người còn có thói quen tắm nước nóng mới dễ chịu.



Nhưng theo Tiến sĩ Woolery-Lloyd, tắm vòi hoa se với nước nóng lâu có thể làm mất các loại dầu tự nhiên của da và dẫn đến các vấn đề về da phổ biến như eczema, ngứa… Đối với làn da khỏe mạnh, Tiến sĩ Woolery-Lloyd khuyên nên tắm ở nhiệt độ vừa phải và không nên tắm quá lâu.



2. Dùng quá nhiều sữa tắm hoặc xà phòng nhiều bọt




sai lầm trầm trọng khi tắm 2



Các sản phẩm vệ sinh này cũng có thể làm mất đi các loại dầu tự nhiên của da, Tiến sĩ Woolery-Lloyd cho biết. “Các thành phần có trong xà phòng thường những hóa chất hút cả dầu và nước. Khi kết hợp với nước, chúng có thể hút dầu từ làn da của chúng ta một cách tự nhiên. Bởi vậy, dùng các loại sữa tắm, xà phòng tắm có chứa chất tẩy rửa càng cao càng dễ khiến làn da bị khô, nhạy cảm và dễ bị bệnh ngoài da hơn”, cô giải thích.



3. Không tắm sạch xà phòng, sữa tắm trên da


sai lầm trầm trọng khi tắm 3



Điều tối kị khi tắm là cơ thể vẫn còn bọt xà phòng/sữa tắm khi bạn bước ra khỏi phòng tắm. Bạn có thể lau khô chúng bằng khăn bông nhưng các bác sĩ da liễu cảnh báo, điều này có thể gây kích ứng da, khô da. Mức độ kích ứng và có hại cho da còn tùy thuộc vào loại xà phòng bạn đang sử dụng, theo Tiến sĩ Woolery-Lloyd.



4. Dùng khăn khô thô ráp để lau người thay vì lau nhẹ nhàng




sai lầm trầm trọng khi tắm 4



Đừng nghĩ việc lau khô người là không quan trọng. Thực tế, bạn nên lau người nhẹ nhàng với khăn bông mềm chứ không nên lau mạnh bằng khăn thô, ráp. Lý do là vì, sau khi tắm, nước bốc hơi khỏi da rất nhanh khiến da nhanh chóng bị khô. Nếu lau bằng khăn thô, lau mạnh sẽ dễ gây tổn thương da.



Chính vì vậy, Tiến sĩ Waldorf nhấn mạnh rằng bạn cần lưu ý đến tầm quan trọng của việc dưỡng ẩm cho da sau khi tắm.



(Nguồn: Huffington)







4 sai lầm khi tắm gây hại trầm trọng cho da

Xe tải nhìn xuyên: quan sát dễ hơn, vượt an toàn hơn. Cám ơn Samsung












Samsung đang cho thử nghiệm một tính năng an toàn dành cho các xe đi trên xa lộ nhiều xe tải. Samsung gọi tính năng này là Safety Truck. Họ sử dụng một camera không dây gắn trên đầu chiếc xe tải hạng nặng, hay xe đầu kéo. Camera này sẽ ghi lại hình ảnh giao thông phía trước, sau đó truyền trực tiếp đến 4 màn hình hiển thị ở đuôi xe. Những hình ảnh này sẽ giúp các xe chạy phía sau biết được là liệu có an toàn để vượt qua xe tải hay không. Đây không phải là một ý tưởng hoàn toàn mới, vì vào năm 2009, một công ty của Nga cũng đã giới thiệu một giải pháp tương tự.


Samsung-Safety-Truck.


Samsung cho biết hiện họ đang chờ được thông qua về mặt pháp lý để có thể triển khai dự án Safety Truck này. Tuy nhiên tính khả thi của việc triển khai Safety Truck trên diện rộng không thực sự lớn. Chiếc camera có thể có giá rẻ và dễ lắp đặt. Nhưng việc gắn 4 màn hình theo dõi lên mỗi xe tải đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều. Và rõ ràng về mặt kinh tế đây không phải là một điều có lợi cho những công ty vận tải. Tuy nhiên Samsung đang làm rất tốt khi có thể giải quyết được những khó khăn về mặt kỹ thuật như chống chói nắng hay mưa gió.


Một giải pháp thực tế hơn chính là hệ thống giao tiếp giữa các xe với nhau “Vehicle-to-Vehicle Communication” (V2V), dự kiến sẽ có mặt trên các xe ở Mỹ vào năm sau. Đây là một dạng của hệ thống giao tiếp thông minh và các xe sẽ chia sẻ thông tin của chúng như vị trí, hướng đi, và tốc độ. Từ những thông tin đó, các xe đang chạy trên đường sẽ có thể đưa ra cảnh báo khi có tình huống không an toàn. Việc đưa ra cảnh báo sớm sẽ giúp tài xế có thể xử lý một cách tốt hơn. Hoặc khi chiếc xe đủ thông minh thì nó sẽ tự xử lý an toàn cho các tình huống như vậy luôn.


Theo: The Verge






Chủ đề tương tự




  • Hệ thống nhận diện cử chỉ khuôn mặt người lái để cảnh báo, ngăn chặn tai nạn xe hơi


    Đang tải…




  • [Infographic] Một số lưu ý để chạy xe máy an toàn trong mùa mưa


    Đang tải…




  • [Infographic] Sơ lược về an toàn giao thông khi điều khiển xe motor


    Đang tải…




  • [Hỏi Tinh Tế] Anh em có hay nhắn tin khi đang chạy xe?


    Đang tải…




  • [Vui vẻ] Mời xem tranh biếm họa về văn hóa giao thông xe gắn máy tại Việt Nam


    Đang tải…












Xe tải nhìn xuyên: quan sát dễ hơn, vượt an toàn hơn. Cám ơn Samsung

MIITO - thiết bị đun sôi nhiều loại chất lỏng, tùy chỉnh nhiệt độ, thiết kế tiết kiệm không gian







MIITO.

MIITO là một thiết bị đun sôi chất lỏng siêu tốc có thiết kế độc đáo với chỉ 1 chiếc que và 1 chiếc đế tròn. Không giống như ấm đun nước siêu tốc, bạn có thể đun sôi lượng nước theo ý mình và ngoài nước ra còn có thể đun sôi nhiều loại loại chất lỏng khác như sữa, súp, v.v… Thiết bị này đã được gây quỹ thành công trên Kickstarter và theo kế hoạch sẽ được phát hành vào tháng 9 năm nay.



MIITO gồm 2 thành phần là 1 chiếc que (MIITO ROD) dài 280 mm đính với một cái đĩa nhỏ đường kính 45 mm để có thể đứng vững trong vật dụng đựng nước như ly tách, ấm chén. Chiếc que này được làm bằng thép không ghỉ và được phủ một lớp silicon chịu nhiệt. Phần còn lại là 1 chiếc đế tròn (MIITO BASE) kích thước 190 x 190 x 45 mm làm bằng nhựa ở dưới, mặt trên bằng kính.


MIITO_01.

Hệ thống này sẽ đun sôi nước bằng hiện tượng cảm ứng, giống như cách hoạt động của bếp điện. Trong đó phần đế MIITO BASE sẽ chứa cuộn dây bằng đồng thứ sẽ tạo ra từ trường và que MIITO ROD bằng kim loại nằm trên và trong vật chứa sẽ sinh ra dòng điện Foucault, nóng lên và làm sôi chất lỏng. Để hệ thống hoạt động hiệu quả, nhóm phát triển MIITO khuyên người dùng nên sử dụng các vật dụng chứa chất lỏng làm bằng vật liệu như gốm, sứ, đất nung, đất sét, thủy tinh và nhựa chịu nhiệt thay vì các đồ vật bằng sát.




MIITO_02.

Một trong những tính năng khiến MIITO trở nên trực quan hơn là nó chỉ có 1 nút bấm cảm ứng. Bạn chỉ việc chạm vào nút này (đặt trên phần đế MIITO BASE) để đưa thiết bị về chế độ chờ Standby. MIITO sẽ đánh thức các cảm biến thông minh tích hợp trong MIITO BASE và kiểm tra liệu thanh MIITO ROD đã được đặt vào vị trí hay chưa trước khi bắt đầu quá trình đun sôi. Một khi nước đã sôi, MIITO sẽ tự động tắt hoặc bạn có thể nhấn vào nút này 1 lần nữa để tắt theo ý muốn.


MIITO_09.


Bên cạnh phiên bản tiêu chuẩn, MIITO còn có thêm phiên bản PRECISE tích hợp hệ thống kiểm soát nhiệt độ. Chẳng hạn như bạn có thể chọn các mốc nhiệt độ từ 60 đến 80 độ C tùy theo loại trà để có được ấm trà ngon. Trong khi đó, bạn có thể giảm nhiệt độ xuống khoảng 37 độ C để đảm bảm bữa ăn cho bé vừa đủ nóng.


MIITO_05.

MIITO_06.MIITO_08.MIITO_07.MIITO_01.MIITO_04.MIITO_03.

MIITO đã đặt mục tiêu gây quỹ ban đầu là 150.000 EUR nhưng chỉ sau 1 tháng, tổng số tiền ủng hộ đã lên đến 818.098 EUR. MIITO chưa công bố giá bán lẻ cho từng phiên bản, chỉ biết nếu ủng hộ từ 90 EUR, bạn sẽ nhận được MIITO bản tiêu chuẩn, từ 120 EUR, bạn sẽ có phiên bản MIITO PRECISE. Ngoài ra MIITO còn cung cấp gói MIITO EXPERIENCE đặc biệt tặng kèm các gói trà hảo hạng từ Berlin và tách uống trà.


Theo: Kickstarter






Chủ đề tương tự




  • Ngôi nhà thông minh giúp bạn tiết kiệm điện như thế nào?


    Đang tải…




  • Bruno – thùng rác thông minh tích hợp tính năng hút bụi, kèm ứng dụng nhắc đổ rác


    Đang tải…




  • [CES 2015] Smarter giới thiệu máy pha cà phê thông minh điều khiển từ xa qua Wi-Fi


    Đang tải…




  • Bếp từ của Samsung dùng đèn LED xanh dương để mô phỏng ngọn lửa, giá từ 3700 đô la


    Đang tải…












MIITO - thiết bị đun sôi nhiều loại chất lỏng, tùy chỉnh nhiệt độ, thiết kế tiết kiệm không gian

Timelapse 4K tuyệt đẹp được tạo từ 109GB hình ảnh không gian chụp bởi NASA




NASA và ESA (European Space Agency) đã công bố những hình ảnh và video của họ về vũ trụ trong thời gian họ nghiên cứu về không gian. Những tư liệu công bố này được công khai và cho công chúng sử dụng thỏa mái. Dmitry Pisanko là một trong những người sử dụng hình ảnh ấy, ông đã tập hợp 95.623 tấm ảnh raw chụp về vũ trụ thành một đoạn clip 4K timelapse.

Các bạn cùng chiêm ngưỡng đoạn clip tuyệt vời này nhé:



Đầu tiên ông đã tập hợp 109GB ảnh không gian được chụp bởi ISS, rồi tạo thành một đoạn video 4k dài 40 phút, sau đó ông dành ra ba ngày ba đêm để chọn những hình ảnh mình yệu thích nhất thành một đoạn clip 3 phút 55 giây ở trên. Ông sử dụng chương trình Adobe Premiere Pro và After Effects cho việc ráp nối hình ảnh, giảm tiếng ồn và chỉnh màu sắc. Điều đặc biệt hơn Dmitry cho biết ông đã phải mất 3 tháng để tìm nhạc nền phù hợp.

ISS-TL_2.

Nguồn: screenshot (Vimeo/NASA)



ISS-TL_3.

Nguồn: screenshot (Vimeo/NASA)






ISS-TL_4.

Nguồn: screenshot (Vimeo/NASA)



Nguồn RT, Photgraphy






Chủ đề tương tự




  • NASA phát triển "lá chắn chống lửa" giúp bảo vệ lính cứu hỏa, hứa hẹn trang bị trên tàu vũ trụ


    Đang tải…




  • Những đoạn video 4K đầu tiên quay từ trạm không gian quốc tế ISS


    Đang tải…




  • [Hình ảnh] Những gì còn lại từ Chương Trình Không Gian của Liên Xô cũ


    Đang tải…




  • NASA tìm ra bằng chứng cho thấy ngoại hành tinh cũng có tầng bình lưu giống Trái Đất


    Đang tải…




  • Tham quan khung cảnh bên trong trạm không gian quốc tế ISS qua ảnh panorama tương tác


    Đang tải…












Timelapse 4K tuyệt đẹp được tạo từ 109GB hình ảnh không gian chụp bởi NASA

Kết nối Android Wear với iPhone: Aerlink đã ngon!




01.

Trước đây mình có thử nghiệm kết nối LG G Watch R (Android Wear) với iPhone (iOS), tuy nhiên khi đó cách thức thực hiện và chức năng vẫn chưa ngon. Lần này thì đã có cách mới và hoạt động cũng tốt hơn nhiều nên chính thức giới thiệu với các bạn. Mình có dùng thử một thời gian thì thấy điện thoại, tin nhắn, facebook báo khá tốt… Điểm mạnh là tất cả các thông báo đều được chuyển qua đồng hồ, và điểm yếu là vì nhiều quá nên thành spam cái cổ tay.


Cách thức cài đặt khá đơn giản và bạn không cần dùng đến máy tính, không cần root android hay jailbreak ios. Trong bài viết này sử dụng Moto 360 để minh hoạ, tuy nhiên bạn dùng đồng hồ Android wear nào cũng làm tương tự:

  1. Trước tiên cần kết nối Android Wear (moto360) với 1 điện thoại Android (Z3).

  2. Trên Z3 vào Google Play kiếm Aerlink (đầy đủ là Aerlink: Wear Connect for iOS). Sau khi cài vào Z3 thì phần mềm này cũng đồng thời xuất hiện trên Moto 360. Xong thì cứ để đó, làm bước tiếp theo.

  3. Trên iPhone thì vào App Store và kiếm BLE Utility. Rồi, xong đoạn cài app, giờ thì bắt đầu nhé:

  4. Vào BLE Utility và chuyển qua tab Peripheral. Mở tab này ra xong thì cứ để đó, qua Moto 360 thao tác tiếp.

  5. Trên Moto 360 chạy Aerlink và bật "iOS service" lên (đồng thời bạn nên tắt "Battery updates" đi, không hữu ích lắm). Bạn sẽ thấy thông báo của Aerlink hiện ra trên Moto 360, nó sẽ tự search iPhone và ra lệnh kết nối.

  6. Lần đầu tiên kết nối thì bảng hiện code xác thực sẽ hiện ra trên iPhone để bạn gõ vào, lần sau thì nó tự động và không phải làm gì cả.

  7. Done, giờ thì đồng hồ và phone đã kết nối. Sau này nếu có mất kết nối thì bạn cứ vào Aerlink và tắt mở cái dòng iOS service là được.

02.PNG03.

Viết thì hơi dài dòng nhưng nếu đọc kĩ thì bạn chỉ mất 1 phút là xong. Cảm nhận chung là Aerlink khá tốt, tuy nhiên vẫn chưa tuyệt, nếu so sánh với kiểu của Pebble Watch cũng sử dụng với iOS thì không bằng. Hi vọng Google sẽ sớm tung ra công cụ chính chủ để chúng ta có thể sử dụng sướng hơn.


04.05.


06.

Câu hỏi mình thường được hỏi nhiều nhất là: Android Wear đã kết nối ngon với iOS chưa?


Câu trả lời thì không cụ thể, còn tuỳ bạn quan niệm thế nào là ngon! Như mình chỉ quan tâm thông báo cuộc gọi, tin nhắn, email thì thực sự là đã ngon rồi. Nhưng còn mong full chức năng như một chiếc Apple Watch thứ thiệt thì khó.


Mình vẫn thích dùng Android wear hơn vì nó có thể thay thế mặt đồng hồ rất linh động và có vô vàn những mặt đồng hồ đẹp mà bạn có thể sử dụng.


07.







Chủ đề tương tự




  • Đồng hồ Moto 360 có cập nhật mới: app Always-On, kết nối Wi-Fi thay cho BT và nhiều cải tiến khác


    Đang tải…




  • LG G Watch và Samsung Gear 2 Neo có thể bị hack, lấy trộm dữ liệu email, danh bạ, lịch, tin nhắn…


    Đang tải…




  • [Computex 2015] Asus ZenWatch 2: hai tùy chọn 49mm và 45mm, dây thay được, AMOLED, Android Wear


    Đang tải…




  • Chữ "M" trong Android M có nghĩa là gì?


    Đang tải…




  • Android Wear sắp có cập nhật: app luôn hiển thị, cử chỉ mới, khai thác cảm biến tốt hơn


    Đang tải…












Kết nối Android Wear với iPhone: Aerlink đã ngon!

Email: một thứ khó chịu tái diễn mỗi ngày, mỗi giờ, với rất nhiều người trong chúng ta





Email_kho_chiu_HEADER.

Email hiện đã trở nên vô cùng phổ biến. Nó được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ việc truyền đạt thông điệp từ người này sang người khác cho đến gửi file, quản lý dự án cho đến thu thập ý kiến của nhiều thành viên trong nhóm. Nhưng phổ biến không có nghĩa là dễ dàng và vui vẻ, email đã trở thành cơn "ác mộng" của rất nhiều người vì sự phiền toái của nó. Vậy do đâu mà email lại trở thành một trải nghiệm tệ đến thế? Và có những giải pháp khả thi nào để giúp giảm bớt những khó chịu do email mang lại?


Email, một căn bệnh khó chịu


Hồi tháng 5/2015, Mat Honan, trưởng biên tập tờ báo BuzzFeed, tiết lộ rằng ông đã hoàn toàn từ bỏ việc sử dụng tài khoản email cá nhân của mình bởi ông cảm thấy quá phiền phức với nó. Việc ông làm cũng giống như những nhân viên tức giận rút dây điện thoại vì phiền phức trong các thập kỷ trước, có điều ông chỉ áp dụng điều đó cho riêng mình (và cũng muốn làm tương tự với công việc nhưng không được). Vậy tại sao email lại khiến một nhà báo công nghệ như Honan sợ tới mức ông không còn cố gắng sửa chữa hay nâng cao trải nghiệm nữa mà phải "bỏ chạy" như thế? Và tại sao không chỉ Honan mà nhiều người khác cũng cảm thấy email là điều cực kì khó chịu trong khi đây là một trong những công cụ giao tiếp được sử dụng phổ biến nhất thế giới?


Câu chuyện bắt đầu với lời bình luận của Don Norman, một chuyên gia về thiết kế tương tác và cũng là tác giả của cuốn sách The Design of Everyday Things. Ông nói rằng email giờ đã trở nên quá quen thuộc, cũng giống như một ly cà phê hay tay nắm cửa mà chúng ta đụng đến hằng ngày. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không cố gắng ném ly cà phê đi hay cưa cái tay nắm đi vì bực tức. Bản thân Norman cũng không phải là người thích email: "Vấn đề đó là người ta đang cố gắng sử dụng email để làm mọi thứ trong khi thực chất nó không làm tốt thứ gì cả".


Với ông, ngay cả những giải pháp được chấp nhận rộng rãi hiện nay – ví dụ như cách tổ chức thư theo cuộc hội thoại của Gmail đã xuất hiện từ lâu – cũng chỉ là một giải pháp tạm thời mà thôi. Đó không phải là cách để khắc phục triệt để "căn bệnh" này. "Tính năng hội thoại của Gmail thật tệ hại", ông chia sẻ. "Người ta luôn trả lời sai chủ đề, và khi việc thảo luận bị lạc đề đi thì tính năng này trở nên vô ích. Đây là một kĩ thuật không hợp lý và được làm một cách tệ hại".


Email_phien_toai.

Vậy thay thế cho email có thể là gì? "TÔI.KHÔNG.BIẾT", ông nhấn mạnh từng chữ một. Norman cho biết email hiện đang chiếm một vùng đất "hoang" nằm giữa tin nhắn tức thời, ví dụ như SMS hay chat, với các công cụ xử lý văn bản offline. Vùng đất này sẽ giúp người ta xây dựng nên những cuộc tranh luận nhưng cũng chính nó khiến sự tập trung của người dùng bị giết chết. "Email giống như là các mẩu thông tin trong văn phòng nhưng bị biến thành một căn bệnh lây lan vào mọi ngõ ngách của mọi nhà, trong cuộc sống của mọi người".


Justin Rosenstein, đồng sáng lập và cũng là giám đốc sản phẩm của Asana, một công cụ giúp quản lý và làm việc nhóm hiệu quả không thông qua email, cũng đồng ý như thế. Rosenstein so sánh email giống như là fax. "Khi mục đích của bạn là chỉ đơn giản là gửi nhận văn bản, email rất ổn. Nó là một giao thức chuẩn, được biết đến bởi nhiều người." Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn muốn xài máy fax như là một cái điện thoại? Bạn sẽ phải đứng kế bên cái máy suốt ngày, bạn sẽ phải viết tay tất cả mọi câu trả lời của mình để hồi đáp lại văn bản fax đó. Bạn sẽ chẳng làm gì khác ngoài việc fax liên tục. Theo thời gian, những bức thư cứ ngày một nhiều lên và chôn vùi các thông tin quan trọng đi. Ngay cả khi bạn cố gắng lôi những thứ quan trọng lên trên thì bạn vẫn trở nên mệt mỏi vì phải quản lý hết hằng đống tài liệu đó.


Asana.

Asana, công cụ quản lý làm việc nhóm​

Sơ lược lịch sử email


Norman cho hay, email bắt đầu được sử dụng vào những năm 1970 khi các kĩ sư và nhà khoa học của DARPA, cơ quan nghiên cứu trực thuộc bộ quốc phòng Mỹ, tìm cách liên lạc với nhau dễ dàng hơn. Lúc đó, hệ thống mạng được DARPA sử dụng để kết nối các máy tính của họ trên khắp cả nước lại với nhau chính là ARPANET, tiền thân cho Internet ngày nay. Khi đó việc giao tiếp bằng email là hoàn toàn hợp lý, có điều chính các lập trình viên đã không ngờ rằng sản phẩm của họ giờ trở thành một trong những phương thức giao tiếp phổ biến nhất với hàng tỉ bức email được gửi đi hằng ngày.


Càng về sau, người ta càng thấy rõ hơn ứng dụng của email trong đời sống cũng như kinh doanh. Khi cựu CEO Intel Andrew Grove cho in lại cuốn sách High Output Management (1983) của mình vào năm 1995, ông đã đính kèm một phần mở đầu đặc biệt để nói về ảnh hưởng của email. Theo cách nói của Grove thì email chính là thứ làm nên cuộc cách mạng, bởi khi các công ty bắt đầu dùng email để liên lạc thì họ đã có được một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng thời.


Trong thập niên 90 còn có sự bùng nổ của World Wide Web, từ đó biến email và website trở thành một thứ phổ biến mà ai cũng có thể tiếp cận chứ không còn bị giới hạn trong lĩnh vực quân sự, học thuật hay kinh doanh. Nếu bạn "online", bạn buộc phải có một tài khoản email. Bạn muốn chat Yahoo? Bạn cũng phải đăng kí một tài khoản email. Bạn muốn xài các dịch vụ của Google? Tài khoản email là không thể thiếu. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến email "bùng nổ".


Tiếp đó, năm 2003, có một công ty tên Research In Motion (nghe quen không các bạn? :D) ra mắt một chiếc điện thoại BlackBerry với khả năng "push email". Giờ đây, thay vì cần đến lên máy tính, email sẽ theo bạn mọi lúc mọi nơi, và ghê gớm hơn, chúng sẽ tự động xuất hiện trong túi của bạn mà không cần tương tác gì từ người dùng. Với một số đối tượng khách hàng cụ thể, chẳng hạn như doanh nhân, người nổi tiếng, luật sư, bác sĩ… thì BlackBerry và hành động check mail liên tục gần như trở thành một "biểu tượng" cho sự bận rộn của họ.


Email – khía cạnh tâm lý học


Ghét, thích, hai thứ này hoàn toàn có thể được giải thích bằng tâm lý học. Theo Larry Rosen, một chuyên gia về mối quan hệ tâm lý giữa con người với công nghệ, thì "Email đã trở thành một mối xung đột chấp nhận – từ bỏ với nhiều người trong số chúng ta. Chúng ta biết rằng trong hộp thư đến của chúng ta có thể có vài hòn ngọc nằm đâu đó và ngay lúc này, tuy nhiên chúng ta phải đào bới thì mới tìm được chúng."






Ông nói thêm rằng tính dễ sử dụng của email, cộng với những tình huống "sướng" bất ngờ khi nhận được một email có giá trị, đã kích thích hoạt động các phần của não liên quan đến việc tìm kiếm dù cho chúng ta không hề thích email. Nói cách khác, bạn có thể ghét email và 99% nội dung gửi cho mình, nhưng bạn vẫn cố gắng tìm kiếm 1% tích cực còn lại mỗi 5 phút một lần bởi bạn lo sợ rằng bạn sẽ bỏ lỡ một thứ gì đó.


Những vấn đề hiện tại với email là gì?


Từ đầu đến giờ chúng ta đã nghe nói rằng email khó quản lý, mà khó là khó ra sao mới được?


1. Sự tập trung


Larry Rosen nhận xét vấn đề nằm ở chỗ chúng ta phải dành quá nhiều sự tập trung cho email. Đang làm việc cũng phải liếc mắt nhìn xem có email mới nhảy ra hay không, cầm điện thoại đi cà phê cũng phải xem có email tới không, trước khi ngủ (và cả trong lúc ngủ) cũng phập phồng chờ đợi email. Ngay cả khi những giải pháp công nghệ được đưa ra, ví dụ như các thao tác cảm ứng trượt hay hệ thống gắn nhãn trong Gmail, thì sự tập trung của chúng ta với email cũng không hề giảm đi. Hoặc là bạn phải liên tục chú tâm đến các thư mới, hoặc là bạn mặc kệ chúng và để email dồn đống lại đó.


Email_khap_moi_noi.

Hàng đống email như thế này là thứ mà mình phải nhận mỗi ngày​

2. Người ta dùng email để làm quá nhiều thứ


Hầu hết các email trên thế giới đều có liên quan đến công việc theo một cách nào đó, một phần là do nguồn gốc của email được sinh ra là để phục vụ cho nhu cầu công việc của DARPA, phần khác là do định dạng của nó gần giống một lá thư giao việc mà các công ty thường dùng. Tuy nhiên, email hiện nay được sử dụng cho quá nhiều mục đích khác nhau: quản lý dự án, danh sách việc cần làm, thảo luận nhóm, gửi file, chỉnh sửa tài liệu – vô số những thứ tương tự như thế. Trong khi đó bản thân email lại quá "chung chung" và không được thiết kế riêng cho bất kì mục đích nào kể trên. Nói cách khác, chúng ta đang dùng email vào những thứ mà nó không thể đảm đương, hoặc đảm đương một cách tệ hại.


Lấy ngay ví dụ của Asana, công cụ này ra đời nhằm giúp người dùng quản lý dự án tốt hơn, giao việc cho thành viên nhanh hơn và theo dõi tiến độ tiện hơn mà không cần phải thông qua email. Tương tự, ứng dụng chat Slack thì ra đời để tạo nên một phòng chat đúng nghĩa cho công ty hay cho một nhóm, khi đó người dùng không phải theo dõi những email dài dằng dặc nữa.


Nhưng ngay cả khi có các công cụ hỗ trợ này thì mọi chuyện cũng không đơn giản chút nào. Chính nhà sáng lập của Slack còn phải dành 4 đến 5 tiếng mỗi ngày để trả lời email. "Điểm mạnh của email đó là nó không bị giới hạn trong biên giới của một công ty nào, nó là mẫu thức chung rẻ nhất, dễ dùng nhất cho mọi doanh nghiệp và mọi người, nó là ngôn ngữ chung của toàn thế giới trong thời đại máy tính."


Slack.

Ứng dụng chat Slack​

3. Chính chúng ta


Paul Ford, một lập trình viên và cũng là một cây bút viết về công nghệ, thốt lên: "Email tuyệt vời! Nhưng người ta thì quá tệ". Ông nói rằng "nếu bạn nói với tôi bạn ghét email, thì có nghĩa là bạn đang nói rằng bạn không thể kiểm soát cuộc sống của bạn. Không ai có thể kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc đời, nhưng ở mức độ nào đó thì vẫn có." Vấn đề không nằm ở chỗ chức năng của email là gì, người ta thiết kế email ra sao, mà nằm ở chính mỗi người. Bạn muốn sống như thế nào? Bạn muốn xem email là gì? Bạn muốn đặt sự tập trung của mình ở đâu? Bạn muốn email hỗ trợ mình như thế nào, hay bạn chỉ đơn giản là để email làm cho mình nổi điên lên?


Giải pháp


Email sẽ không sớm biến mất. "Có thể là đến năm 2080 chăng?" nhà sáng lập của Slack nói đùa. Ít nhất là nó còn nhiều thập kỷ tồn tại nữa. Tin buồn là bởi vì email quá dễ dùng, quá chung chung, và cũng còn hữu ích với nhiều người, nên sẽ không có một giải pháp hoàn hảo nào cho tất cả mọi trườn ghợp sử dụng email. Không có giải pháp nào liên quan đến công nghệ, thiết kế, xã hội, văn hóa, tâm lý hay sinh học gì cả. Email hiện đã trở thành một phần quan trọng của quá nhiều người, mọi lúc, mọi nơi rồi. Chúng ta sẽ không thể nào thay đổi quá khứ và dẹp bỏ email.


Còn tin tốt đó là "vấn đề" liên quan đến email – cũng là liên quan đến trải nghiệm của chính bản thân bạn – lại có thể được giải quyết một phần nào đó. Email hiện nay không bị ép buộc phải theo quy chuẩn hay định dạng nào cả, tức là bạn có thể toàn quyền quyết định email của mình sẽ được dùng để làm gì, dùng như thế nào, vào lúc nào, nội dung ra sao. Nói như Paul Ford thì đã đến lúc bạn giành lại quyền kiểm soát cuộc sống của mình, ít nhất là trong việc gửi nhận thư điện tử.


Ngoài ra, Charles Eames – một bậc thầy thiết kế đã có nhiều đóng góp cho ngành kiến trúc và nội thất hiện đại – từng nói rằng để giải quyết một vấn đề nhức nhối nào đó, bạn phải: biết rõ mình cần gì, nhận thức được càng nhiều hạn chế xung quanh mình càng tốt, và phải có ý muốn cũng như nỗ lực để làm việc trong khuôn khổ các hạn chế đó. Nói dễ hiểu hơn theo ngôn ngữ bình dân thì bạn phải "chuẩn bị tinh thần" để "sống chung với lũ" và nghĩ về email như là một giải pháp hỗ trợ hơn là một thứ gây khó chịu thường xuyên.


Và hi vọng rằng đến năm 2080 sẽ có một thứ gì đó hay hơn, vui vẻ hơn email xuất hiện.


Tham khảo: Fast Company






Chủ đề tương tự




  • Hình ảnh đầu tiên của Microsoft Flow: ứng dụng email gọn nhẹ giống như chat


    Đang tải…




  • Microsoft đang phát triển Flow – ứng dụng email gọn nhẹ, thời gian thực?


    Đang tải…




  • Microsoft: dịch vụ Outlook.com sẽ hỗ trợ cài thêm ứng dụng bên thứ ba


    Đang tải…




  • Giới thiệu Unroll: dịch vụ giúp bỏ nhận tin tức qua email miễn phí


    Đang tải…




  • Gmail cho Android đã hỗ trợ xem thư mới từ nhiều tài khoản trong một giao diện duy nhất


    Đang tải…












Email: một thứ khó chịu tái diễn mỗi ngày, mỗi giờ, với rất nhiều người trong chúng ta

Space Case 1: Vali thông minh, mở khoá vân tay, bluetooth, pin dự phòng...







Space_Case_1_01.

Nếu không thể đợi dự án vali thông minh của Samsung và Samsonite thì hôm nay bạn sẽ có một lựa chọn khác có tên Space Case 1. Đây là một chiếc vali thông minh, tích hợp nhiều tính năng bảo mật, tránh thất lạc và nhiều tiện ích cho di động như pin sạc dự phòng và loa Bluetooth. Dự án này đã được gây quỹ thành công trên Kickstarter và đến tháng 11 năm nay là giao hàng.


Space_Case_1_14.

Space_Case_1_12.Space_Case_1_13.

Space Case 1 có 2 phiên bản với 2 kích cỡ để bạn có thể mang theo lên máy bay (cao 55 cm, 35,6 lít) và ký gửi (cao 73,6 cm, 115 lít). Vỏ vali được làm bằng polycarbonate nên có trọng lượng nhẹ, dẻo và độ bền cao. Theo nhà sản xuất chiếc vali có thể chịu được bức xạ cực tím và nhiệt độ từ 125 độ C đến – 100 độ C. Gắn dưới vali là 4 bánh xe đa hướng đường kính 2,25" bọc cao su. Các khóa kéo trên vali có thể chống nước và được phủ polyurethane giúp tăng độ bền. Tay kéo làm bằng nhôm loại nhẹ với nút bấm điều chỉnh độ cao. Khi cần nâng vali lên, trên vali có một quai xách bằng gel, thiết kế công thái học giúp tay đỡ mỏi.



Space_Case_1_10.Space_Case_1_11.


Đối với phiên bản mang theo lên máy bay, nhà sản xuất đã thiết kế các ngăn chứa laptop và thiết bị điện tử sao cho bạn có thể dễ dàng lấy ra mà không cần mở toàn bộ vali khi đi qua các điểm kiểm tra an ninh. Trong khi đó trên phiên bản vali ký gửi, Space Case 1 được tích hợp một ngăn quần áo thiết kế đặc biệt để bạn có thể treo chiếc áo vest một cách ngay ngắn, chống nhăn.


Đó là về phần thiết kế, điểm ăn tiền của chiếc vali này là nó được tích hợp nhiều tính năng bảo mật:


Space_Case_1_03.

Đầu tiên là bạn có thể mở khóa vali bằng dấu vân tay. Gần quai xách có một thiết bị quét sinh trắc, bạn chỉ việc đặt ngón tay lên để mở khóa thay vì vuốt qua. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng ứng dụng Planet Traveler trên điện thoại để mở khóa.


Space_Case_1_04.

Ứng dụng cũng được tích hợp tính năng Global Tracker để bạn theo dõi vị trí chiếc vali.


Space_Case_1_09.

Ngoài ra bạn có thể theo dõi thông tin về chuyến bay thông qua ứng dụng Planet Traveler như thời gian bay, cổng ra máy bay, thông tin về dịch vụ thuê xe, khách sạn hay thậm chí là đặt vé máy bay hoặc thuê xe trực tiếp từ ứng dụng.


Space_Case_1_08.


Cảm biến tiệm cận (proximity) tích hợp sẽ cho biết khi nào chiếc vali đang ở gần bạn. Chẳng hạn như khi nó được đưa ra từ băng chuyền, vali sẽ tự động gởi một tin nhắn đến điện thoại của bạn để thông báo. Ngoài ra với tính năng chống trộm (Anti-Theft), bạn có thể thiết lập vị trí cho chiếc vali và trong trường hợp bạn để quên hay có ai đó mang ra xa vị trí ban đầu, vali sẽ thông báo bằng âm thanh.


Space_Case_1_05.

Một tính năng thú vị khác là Space Case 1 là nó được tích hợp một công nghệ có tên Digital Self Scale. Đây là một dạng cân điện tử dùng các cảm biến tích hợp trong bánh xe và có thể cân trọng lượng hành lý mà không cần phải nhấc vali lên. Kết quả cân đo sẽ được hiển thị trên ứng dụng Planet Traveler. Như vậy chúng ta sẽ không phải lo hành lý bị lố vài kg khi làm thủ tục.


Space_Case_1_06.

Bên cạnh các tính năng bảo mật và chứa hành lý thì Space Case 1 còn được trang bị một số công nghệ hỗ trợ cho các thiết bị di động. Gần đầu đọc vân tay có 2 cổng sạc USB kết nối với một thỏi pin 12.000 mAh và bạn có thể sạc chiếc điện thoại của mình đến 7 lần. Do đó trong những chuyến đi dài, thiết bị di động của bạn vẫn có đủ năng lượng để giải trí và liên lạc khi đến nơi.


Space_Case_1_07.

Khi đã đến khách sạn, bạn có thể dùng loa Bluetooth tích hợp trên Space Case 1 để gọi điện thoại rảnh tay hoặc nghe nhạc.


Hiện tại Space Case 1 đã được gây quỹ 194.210 USD trên Kickstarter và nếu muốn sở hữu chiếc vali công nghệ cao này với giá rẻ nhất thì ngay từ bây giờ bạn có thể ủng hộ cho nhóm phát triển 249 USD hoặc 279 USD lần lượt cho 2 phiên bản xách tay và ký gởi. Giá bán lẻ dự kiến cho 2 phiên bản này sẽ là 700 USD và 800 USD.




Tham khảo: Kickstarter






Chủ đề tương tự




  • Samsung ARTIK, nền tảng phần cứng cho thiết bị IoT: từ smartwatch, smartphone đến máy công nghiệp


    Đang tải…




  • Sony ra mắt bóng đèn thông minh tích hợp loa Bluetooth


    Đang tải…




  • Samsonite hợp tác cùng Samsung làm túi thông minh, giảm thất lạc, tìm nhanh hơn khi đi máy bay


    Đang tải…




  • Imagination bắt đầu cấp phép sử dụng công nghệ chip sóng tiết kiệm điện Ensigma Whisper RPU


    Đang tải…




  • Trên tay ổ cắm điện thông minh Dlink DSP-W215


    Đang tải…












Space Case 1: Vali thông minh, mở khoá vân tay, bluetooth, pin dự phòng...

[Tin đồn] Có thể Canon sẽ sản xuất máy bay drone hoặc các công nghệ phục vụ cho drone





Sky-Rider-Drone-by-Pininfarina-01-720x540.

Canon có thể sẽ trở thành một đối thủ lớn trong cuộc chạy đua về máy bay drone dựa trên một bằng sáng chế nộp tại Văn phòng Sáng chế Nhật Bản vừa qua. Nguồn ảnh minh họa: Carbodydesign.com



Trang web tiếng Nhật Egami vừa công bố một bằng sáng chế mới Egami spotted the patent (#2015-106840), được công bố vào ngày 08 tháng 06 năm 2015 vừa rồi. Không có nhiều chi tiết nào ngoại trừ việc Canon đã nộp bằng sáng chế này từ ngày 29 tháng 11 năm 2013.


Canon Drone.

Các thông tin chi tiết có được rất hạn chế vào lúc này, nhưng Canon rõ ràng đã nộp một bằng sáng chế cho một số form của công nghệ máy bay drone có liên quan, làm cho họ trở thành một công ty máy ảnh lớn đầu tiên lấn sân sang lĩnh vực này.


Theo bằng sáng chế này thì Canon đã đưa ra một sơ đồ về công nghệ mới cho những gì có thể là nỗ lực đầu tiên của mình vào lĩnh vực máy bay drone. Bằng sáng chế này cho thấy nhiều hơn về sự chuyển động và vị trí của một camera gắn trên máy bay drone, như nó đo vị trí GPS, có một máy đo độ cao và có thể kiểm soát các vị trí nằm ngang và thẳng đứng của máy ảnh.


Bằng sáng chế có số xuất bản: 2015-106840

  • Được công bố vào ngày 08 tháng 06 năm 2015

  • Được nộp hồ sơ vào ngày 29 tháng 11 năm 2013





Bằng sáng chế của Canon:

  • Kiểm soát được góc của hướng thẳng đứng và nằm ngang của máy ảnh

  • Phân tích của vị trí tọa độ từ các vệ tinh GPS

  • Lưu trữ những tọa độ của đối tượng

  • Máy đo độ cao

Hiện tại vẫn không chắc chắn lắm nếu Canon đang phát triển một máy bay drone, một camera drone hay chỉ là công nghệ ngẫu nhiên liên quan đến máy bay drone.

Camera.Tinhte sẽ cập nhật những thông tin mới nhất về cấu hình cũng như ngày công bố, giá cả cho các bạn sớm nhất có thể khi chúng tôi có thông tin tiếp theo.


Theo Egami.blog






Chủ đề tương tự




  • Bên trong máy ảnh Canon EOS 5Ds có gì?


    Đang tải…




  • Canon G3 X: máy ảnh siêu zoom 25x tiêu cự 600mm, cảm biến 1-inch, giá 1.000 USD, có Wi-Fi & NFC


    Đang tải…




  • Quân đội Nga phát triển "súng sóng âm" có thể vô hiệu hóa drone và các vũ khí chính xác mang đầu đạn


    Đang tải…




  • Microsoft Research dùng drone bẫy muỗi để theo dõi mầm bệnh tiềm ẩn trong tự nhiên


    Đang tải…




  • DJI giới thiệu Guidance – Hệ thống phát hiện vật cản cho Drone và Matrice100 – Drone dành cho dev


    Đang tải…












[Tin đồn] Có thể Canon sẽ sản xuất máy bay drone hoặc các công nghệ phục vụ cho drone

Trên tay đồng hồ Pebble Time phiên bản KickStarter







tinhte.vn-pebble-time-2.

Hôm nay mình mượn được một chiếc Pebble Time phiên bản KickStarter nên làm trên tay nhanh cho anh em coi. Đây là thế hệ thứ hai của chiếc smartwatchPebble / Pebble Steel, được mệnh danh là chiếc smartwatch tốt nhất thế giới. Phiên bản Time đời mới có rất nhiều nâng cấp lớn và đáng giá ví dụ như chuyển màn hình trắng đen thành màn hình màu, pin vẫn giữ được mức 7 ngày, có thêm microphone để trả lời tin nhắn và ra lệnh bằng giọng nói, mặt đồng hồ mỏng đi 20% và chạy trên hệ điều hành mới khác hoàn toàn giao diện cũ.



Phiên bản KickStarter là bản dành cho những ai có góp vốn trên website này, mặt sau của đồng hồ có in chữ KickStarter, giá chính thức sau này sẽ là 199 USD.


tinhte.vn-pebble-time-1.

Pebble Time sử dụng màn hình e-paper kích thước 1,25", không có cảm ứng mà chỉ điều khiển bằng nút bấm, vẫn có 4 phím cứng ở xung quanh màn hình, cách bố trí như cũ, chân cắm sạc được chuyển từ cạnh trái sang mặt dưới của đồng hồ, đầu sạc giống Pebble Steel. Mặt đồng hồ nhìn hơi vuông vức, viền bezel làm bằng thép không gỉ, vỏ đồng hồ bằng nhựa PolyCarbonate, còn mặt kính làm bằng Gorilla Glass cường lực.


tinhte.vn-pebble-time-11.

Dây của Pebble Time làm bằng silicon, kích cỡ 22mm, hai đầu có nút gạt để tháo dây khỏi đồng hồ dễ dàng, dây đã được đục sẵn rất nhiều nút và có thể siết vào rất chặt, phù hợp cả với những ai có kích thước cổ tay nhỏ nhất.


Cảm giác đeo Pebble Time vào rất thoải mái và dễ chịu vì mặt dưới của nó được bo tròn để ôm nhẹ lên cổ tay, kích thước mỏng, trọng lượng nhẹ làm cho mình gần như không có nặng khi đeo nó, nhẹ hơn hẳn so với chiếc Pebble Steel mà mình đang đeo. Thật sự lúc Pebble Time mới ra mắt mình thấy nó không đẹp, nhưng giờ được cầm tận tay thì thấy nó đẹp hơn khá nhiều so với trong hình ảnh quảng cáo. Đáng tiếc là phiên bản Steel của Pebble Time cũng có thiết kế mặt đồng hồ y chang như vậy chứ không thay đổi. Theo ý kiến cá nhân của mình thì nó không nam tính bằng chiếc Pebble Steel đời đầu.


tinhte.vn-pebble-time-4.

Nói về màn hình, đây là màn hình e-paper màu, không có cảm ứng. Bạn đừng vội chê nó cảm ứng vì mình thấy hầu hết những ai mua Pebble về xài đều cảm thấy rất hài lòng về nó cũng như tính điều khiển dễ dàng, đặc biệt là trên smartwatch khi mà màn hình nhỏ xíu như thế này thì dùng phím cứng sẽ hiệu quả hơn là vuốt vuốt.


Màn hình màu của máy hiển thị khá tốt để cả khi dưới ánh sáng cực mạnh, màn hình vẫn rất sáng và chi tiết, đảm bảo cho bạn nhìn thấy rõ và đẹp. Đây cũng chính là một trong những ưu điểm rất lớn của Pebble trước đây, càng ra nắng thì càng nhìn rõ, nay Pebble Time cũng thừa kế được ưu điểm đó mà lại còn có thêm màu, quá tuyệt vời. À mà màn hình này là luôn luôn sáng nhé, tức là lúc nào cũng hiển thị cho bạn coi chứ không cần phải lắc hay nhấn nút như đa số các loại smartwatch khác.


Hệ điều hành đã được nâng cấp, thay đổi theo giao diện mới gọi là Timeline, hai phím lên và xuống sẽ đóng vai trò như là hai phím duyệt dòng thời gian, dùng để cuộn qua lại các sự kiện đã xảy ra, đang xảy ra hoặc sắp sửa xảy ra. Mình sẽ có nói kỹ về nó hơn nữa trong một bài viết khác. Theo mình biết thì Pebble và Pebble Steel đời đầu cũng sẽ được cập nhật firmware lên để chạy Timeline giống như Pebble Time. Thời gian là vài tháng nữa.


Về kho app, Pebble Time tương thích với toàn bộ app hiện có của Pebble và Pebble Steel, khoảng hơn 6.000 app. Hệ điều hành mới của Time được bổ sung thêm nhiều chức năng mới nên chắc chắn trong tương lai sẽ có khá nhiều app được thiết kế riêng cho Time để ứng dụng nó ngon lành hơn. Lấy ví dụ như Pebble Steel của mình không có chức năng gọi xe Uber nhưng phần mềm của Pebble Time thì lại cho phép làm điều đó.


Thêm vài thông tin về hiệu năng:

  • Máy chạy rất nhanh, không lag.

  • Vẫn bị lỗi tiếng Việt, chắc là phải build lại firmware giống như Pebble đời đầu.

  • Cài mới app Pebble Time trên điện thoại, không phải app Pebble giống bản đầu.


Giá chính thức của Pebble Time là 199 USD nhưng hiện nay chưa được bán ra, giá xách tay là 7,5 triệu. Cám ơn cửa hàng Giobien.vn đã cho mình mượn sản phẩm này.




tinhte.vn-pebble-time-2.

tinhte.vn-pebble-time-3.


tinhte.vn-pebble-time-5.


tinhte.vn-pebble-time-6.


tinhte.vn-pebble-time-7.


tinhte.vn-pebble-time-8.


tinhte.vn-pebble-time-9.


tinhte.vn-pebble-time-10.


tinhte.vn-pebble-time-12.


tinhte.vn-pebble-time-13.


tinhte.vn-pebble-time-14.


tinhte.vn-pebble-time-15.


tinhte.vn-pebble-time-16.


tinhte.vn-pebble-time-17.


tinhte.vn-pebble-time-18.


tinhte.vn-pebble-time-19.


tinhte.vn-pebble-time-20.


tinhte.vn-pebble-time-21.


tinhte.vn-pebble-time-22.


tinhte.vn-pebble-time-23.


tinhte.vn-pebble-time-24.


tinhte.vn-pebble-time-25.


tinhte.vn-pebble-time-26.


tinhte.vn-pebble-time-27.


tinhte.vn-pebble-time-28.







Chủ đề tương tự




  • Pebble Time bản dành cho khách hàng bình thường sẽ được đặt hàng vào 22/6


    Đang tải…




  • Aria, chiếc kẹp không cần pin giúp điều khiển smartwatch bằng cử động của tay


    Đang tải…




  • Pebble Time sẽ được giao hàng từ 27/5 này cho những người đặt trước


    Đang tải…




  • Vector ra mắt 2 smartwatch mặt tròn và vuông, pin 30 ngày, dùng với Android, iOS, Windows Phone


    Đang tải…




  • Pebble Time Steel: Phiên bản thép không gỉ, pin lâu hơn, smartstraps, giá bán lẻ 299$


    Đang tải…















Trên tay đồng hồ Pebble Time phiên bản KickStarter